Kéo để xem
Thước lỗ ban 52.2cm: Thông thủy
Thước lỗ ban 42.9cm: Xây dựng
Thước lỗ ban 38.8cm: Nội thất
Thước lỗ ban là loại thước được sử dụng trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm trạch (mộ phần). Trên loại thước này có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước lỗ ban giúp người sử dụng biết được kích thước nào nên dùng, kích thước nào nên tránh. Trên tất cả các loại thước lỗ ban đều có nguyên lý giống nhau là: Thước được phân chia thành các cung lớn (tốt hoặc xấu). Trong mỗi cung lớn này lại chia thành các cung nhỏ thể hiện chi tiết tốt hoặc xấu về việc gì. Màu đỏ trên thước lỗ ban biểu thị cho các cung tốt nên dùng, màu đen biểu thị cho các cung xấu nên tránh.
Có 3 loại thước lỗ ban được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Thước lỗ ban 52.2cm: Dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…
- Thước lỗ ban 42.9cm: Dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì khối nhà, bệ, bếp, bậc, giường, tủ kệ…
- Thước lỗ ban 38.8cm: Dùng để đo phần âm trạch như: mộ phần, mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…
Mỗi loại thước lỗ ban được dùng để đo các phần khác nhau trong một công trình. Trước khi đo, chúng ta cần nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từng loại thước để có thể chọn được kích thước phù hợp.
Cấu tạo của thước lỗ ban thông thường có 3 phần chính:
- Hàng thứ 1: Chỉ kích thước đo (đơn vị tính cm).
- Hàng thứ 2: Cung theo kích thước lỗ ban 38.8cm.
- Hàng thứ 3: Cung theo kích thước lỗ ban 42.9cm.
Cách sử dụng thước lỗ ban: Khi đo đạc, nếu kích thước bạn chọn rơi vào cung đỏ thì đó là kích thước tốt, hợp phong thủy. Nếu rơi vào cung đen thì đó là kích thước nên tránh và bạn cần đo đạc lại để xây dựng.
Nguyên tắc đo thước lỗ ban:
- Dùng thước để đo cửa: Kích thước lỗ ban cửa được tính từ mép trong của cửa và nên đo cả chiều cao lẫn chiều rộng.
- Dùng thước để đo chiều cao của ngôi nhà: Từ mặt sàn lên đến mặt trần trên.
- Dùng thước lỗ ban để đo đồ dùng nội thất: Đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao hoặc đường kính của vật dụng.
Các cung trong thước lỗ ban online nên biết
Không phải tự nhiên mà các cung xuất hiện trên thước lỗ ban. Nó ra đời dựa trên các nghiên cứu về cuộc sống và các mối quan hệ của con người với thế giới bên ngoài. Người sáng tạo ra loại thước này đã tạo ra những khoảng cách kích thước biểu thị cho sự sinh tồn và suy thoái của con người trong cuộc sống.
Trên thực tế, một ngôi nhà xây dựng hợp tuổi với gia chủ lại đúng hướng, đúng ngày giờ nhưng chưa chắc đã tốt nếu như không hợp với thước lỗ ban. Chỉ cần kích thước của các phòng phạm phải cung xấu sẽ làm ảnh hưởng đến các điều tốt kia. Do đó thước lỗ ban ra đời để giúp bạn hóa giải tất cả những điều đó, đồng thời giúp tăng vận may về tài lộc cho gia chủ. Dưới đây là ý nghĩa của các cung thể hiện trên thước.
- Cung Quý nhân (cung tốt): Tên gọi khác của cung này là Nhất tài mộc cuộc gồm có 5 cung nhỏ Quyền lộc, Trung tín, Tác quan, Phát đạt và Thông minh. Khi đo cửa mà gặp cung này sẽ được khả quan, công việc làm ăn phát đạt, con cái thông minh hiếu thảo và bạn bè trung thành.
- Cung Hiểm họa (cung xấu): Còn được gọi là Nhị bình thổ cuộc gồm 5 cung nhỏ: Tán thành (Án thành), Thời nhơn (Hỗn nhân), Thất hiếu, Tai họa và Trường bệnh. Nếu gặp phải cung này, gia chủ rất dễ bị tiêu tán tài lộc, cuộc sống túng thiếu, tha phương cầu thực, gia đình có người đau ốm, con cái không được ngoan ngoãn.
- Cung Thiên tai (cung xấu): Gồm có 5 cung nhỏ là Hoàn tử, Quan tài, Thân bệnh (tàn), Thất tài, Cô quả (Hệ quả) với tên gọi khác Tam ly thổ cuộc. Cuộc sống vợ chồng dễ bất hòa, con cái gặp nạn khi rơi vào cung này. Ngoài ra còn có thể bị ốm đau, mất của, chết chóc.
- Cung Thiên tài (cung tốt): Có tên gọi khác là Tứ nghĩa thủy cuộc với 5 cung nhỏ: Thi thơ, Văn học, Thanh quý (Thiên quý), Tác lộc, Thiên lộc. Gia chủ mà gặp phải cung này sẽ luôn may mắn về tài lộc, gia đạo an vui, con cái hiếu thảo.
- Cung Phúc lộc (cung tốt): Còn có tên là cung Ngũ quan kim cuộc. Trong cung này sẽ có 5 cung nhỏ gồm: Tử tôn (Trí tồn), Phú quý, Tấn bửu (Tiến bửu), Thập thiện, Văn chương. Gia chủ sẽ luôn gặp cảnh sung túc, công việc thăng quan tiến chức, con cái thông mình, gia đạo vui vẻ khi gặp cung này.
- Cung Cô độc (cung xấu): Còn gọi là cung Lục cước hỏa cuộc bao gồm 5 cung nhỏ: Bạc nghịch, Vô vọng, Ly tán, Tửu thực (Tửu thục) và Dâm dục. Gia chủ gặp cung này rất dễ hao người, hao của, vướng vào tửu sắc vô độ đến chết.
- Cung Thiên tặc (cung xấu): Tên gọi khác của cung này là Thất tai họa cuộc với 5 cung nhỏ: Phòng bệnh, Chiêu ôn, Ôn tai, Ngục tù và Quan tài. Bệnh tật sẽ ập đến bất ngờ hoặc cuộc sống gặp phải tay bay vạ gió khi gia chủ gặp cung này.
- Cung Tể tướng (cung tốt): Đây là cung cuối cùng với tên gọi khác Bác bời thổ cuộc gồm 5 cung nhỏ: Đại tài, Thi thơ, Hoạnh tài, Hiếu tử và Quý nhân. Gia chủ gặp cung Tể tướng thì mọi mặt hanh thông, luôn gặp may mắn, con cái giỏi giang.
Hầu hết mọi người sau khi phát hiện sai phạm đều có tâm lý lo lắng, bất an. Cũng từ đó mà làm ảnh hưởng đến nhiều việc khác, họ dần đánh mất đi mục tiêu ban đầu. Tâm lý có bệnh vái tứ phương, ai bảo gì đều nghe theo cũng xuất hiện từ đây. Kết quả cuối cùng cuộc sống của họ bị đảo lộn, mọi thứ rối tung lên.
Do đó, trước tiên gia chủ phải giữ cho mình được sự bình tĩnh, một cái đầu lạnh để suy nghĩ thấu đáo. Tiếp theo đó là xác định mức độ sai phạm và các hậu quả để lại. Có sai phạm khắc phục rất tốn kém nhưng có sai phạm chỉ cần một vài động tác nhỏ là hóa giải được. Các sai phạm tốt nhất nên được khắc phục triệt để khi đã phát hiện ra.
Cách khắc phục thường có 2 phương án là đục bớt đi hoặc bổ sung thêm vào. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của bạn mà điều chỉnh sao cho có được kích thước phù hợp, chuẩn phong thủy nhất.