Kéo để xem

Thước lỗ ban 52.2cm: Thông thủy

Thước lỗ ban 42.9cm: Xây dựng

Thước lỗ ban 38.8cm: Nội thất

Thước lỗ ban online là loại thước được sử dụng trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa, nội thất) và Âm trạch (mộ phần). Trên loại thước này có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước lỗ ban giúp người sử dụng biết được kích thước nào nên dùng, kích thước nào nên tránh. Trên tất cả các loại thước lỗ ban đều có nguyên lý giống nhau là: Thước được phân chia thành các cung lớn (tốt hoặc xấu). Trong mỗi cung lớn này lại chia thành các cung nhỏ thể hiện chi tiết tốt hoặc xấu về việc gì. Màu đỏ trên thước lỗ ban biểu thị cho các cung tốt nên dùng, màu đen biểu thị cho các cung xấu nên tránh.

Dùng thước lỗ ban online có những lợi ích gì?

Phong thủy nội thất là một lĩnh vực trong phong thủy tập trung vào cách bố trí và sắp xếp các đồ vật, nội thất trong không gian sống để tạo ra sự cân bằng và hòa hợp năng lượng. Tuy nhiên, việc áp dụng phong thủy vào nội thất là một vấn đề khá phụ thuộc vào niềm tin cá nhân. Một số người tin vào phong thủy và coi đó là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của họ, trong khi những người khác có thể coi đó chỉ là một quan niệm văn hóa. Dưới đây là một số ưu điểm mà thước lỗ ban ONLINE mang lại.

  • Tiện lợi: Bạn có thể đo lỗ ban mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối internet và sử dụng thiết bị có màn hình.
  • Chính xác: Các công cụ trực tuyến thường được thiết kế để đo lỗ ban một cách chính xác, đảm bảo kết quả đo lường chính xác nhất có thể.
  • Dễ sử dụng: Thường thì các ứng dụng hoặc trang web đo lỗ ban trực tuyến có giao diện dễ sử dụng, dễ hiểu và không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt.
  • Tiết kiệm thời gian: Không cần phải tìm kiếm và mang theo thước đo truyền thống. Việc sử dụng thước lỗ ban online giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể.
  • Tính năng bổ sung: Nhiều ứng dụng hoặc trang web đo lỗ ban còn cung cấp các tính năng bổ sung như lưu trữ kết quả, chia sẻ với người khác, hoặc thậm chí tính toán tự động kích thước cần thiết cho dự án của bạn.

Tóm lại, việc sử dụng thước lỗ ban online là một cách tiện lợi, chính xác và tiết kiệm thời gian để đo lỗ ban cho các dự án của bạn.

Có 3 loại thước lỗ ban được sử dụng phổ biến hiện nay

  • Thước lỗ ban 52.2cm: Dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…
  • Thước lỗ ban 42.9cm: Dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì khối nhà, bệ, bếp, bậc, giường, tủ kệ…
  • Thước lỗ ban 38.8cm: Dùng để đo phần âm trạch như: mộ phần, mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…

Mỗi loại thước lỗ ban được dùng để đo các phần khác nhau trong một công trình. Trước khi đo, chúng ta cần nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từng loại thước để có thể chọn được kích thước phù hợp.

Cấu tạo của thước lỗ ban thông thường có 3 phần chính

  • Hàng thứ 1: Chỉ kích thước đo (đơn vị tính cm).
  • Hàng thứ 2: Cung theo kích thước lỗ ban 38.8cm.
  • Hàng thứ 3: Cung theo kích thước lỗ ban 42.9cm.

Cách sử dụng thước lỗ ban: Khi đo đạc, nếu kích thước bạn chọn rơi vào cung đỏ thì đó là kích thước tốt, hợp phong thủy. Nếu rơi vào cung đen thì đó là kích thước nên tránh và bạn cần đo đạc lại để xây dựng.

Nguyên tắc đo thước lỗ ban

  • Dùng thước để đo cửa: Kích thước lỗ ban cửa được tính từ mép trong của cửa và nên đo cả chiều cao lẫn chiều rộng.
  • Dùng thước để đo chiều cao của ngôi nhà: Từ mặt sàn lên đến mặt trần trên.
  • Dùng thước lỗ ban để đo đồ dùng nội thất: Đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao hoặc đường kính của vật dụng.

Các cung trong thước lỗ ban online nên biết

Không phải tự nhiên mà các cung xuất hiện trên thước lỗ ban. Nó ra đời dựa trên các nghiên cứu về cuộc sống và các mối quan hệ của con người với thế giới bên ngoài. Người sáng tạo ra loại thước này đã tạo ra những khoảng cách kích thước biểu thị cho sự sinh tồn và suy thoái của con người trong cuộc sống.

Trên thực tế, một ngôi nhà xây dựng hợp tuổi với gia chủ lại đúng hướng, đúng ngày giờ nhưng chưa chắc đã tốt nếu như không hợp với thước lỗ ban. Chỉ cần kích thước của các phòng phạm phải cung xấu sẽ làm ảnh hưởng đến các điều tốt kia. Do đó thước lỗ ban ra đời để giúp bạn hóa giải tất cả những điều đó, đồng thời giúp tăng vận may về tài lộc cho gia chủ. Dưới đây là ý nghĩa của các cung thể hiện trên thước.

  • Cung Quý Nhân (Tốt): Tên gọi khác của cung này là Nhất tài mộc cuộc gồm có 5 cung nhỏ Quyền lộc, Trung tín, Tác quan, Phát đạt và Thông minh. Khi đo cửa mà gặp cung này sẽ được khả quan, công việc làm ăn phát đạt, con cái thông minh hiếu thảo và bạn bè trung thành.
  • Cung Hiểm họa (Xấu): Còn được gọi là Nhị bình thổ cuộc gồm 5 cung nhỏ: Tán thành (Án thành), Thời nhơn (Hỗn nhân), Thất hiếu, Tai họa và Trường bệnh. Nếu gặp phải cung này, gia chủ rất dễ bị tiêu tán tài lộc, cuộc sống túng thiếu, tha phương cầu thực, gia đình có người đau ốm, con cái không được ngoan ngoãn.
  • Cung Thiên tai (Xấu): Gồm có 5 cung nhỏ là Hoàn tử, Quan tài, Thân bệnh (tàn), Thất tài, Cô quả (Hệ quả) với tên gọi khác Tam ly thổ cuộc. Cuộc sống vợ chồng dễ bất hòa, con cái gặp nạn khi rơi vào cung này. Ngoài ra còn có thể bị ốm đau, mất của, chết chóc.
  • Cung Thiên Tài (Tốt): Có tên gọi khác là Tứ nghĩa thủy cuộc với 5 cung nhỏ: Thi thơ, Văn học, Thanh quý (Thiên quý), Tác lộc, Thiên lộc. Gia chủ mà gặp phải cung này sẽ luôn may mắn về tài lộc, gia đạo an vui, con cái hiếu thảo.
  • Cung Phúc Lộc (Tốt): Còn có tên là cung Ngũ quan kim cuộc. Trong cung này sẽ có 5 cung nhỏ gồm: Tử tôn (Trí tồn), Phú quý, Tấn bửu (Tiến bửu), Thập thiện, Văn chương. Gia chủ sẽ luôn gặp cảnh sung túc, công việc thăng quan tiến chức, con cái thông mình, gia đạo vui vẻ khi gặp cung này.
  • Cung Cô Độc (Xấu): Còn gọi là cung Lục cước hỏa cuộc bao gồm 5 cung nhỏ: Bạc nghịch, Vô vọng, Ly tán, Tửu thực (Tửu thục) và Dâm dục. Gia chủ gặp cung này rất dễ hao người, hao của, vướng vào tửu sắc vô độ đến chết.
  • Cung Thiên Tặc (Xấu): Tên gọi khác của cung này là Thất tai họa cuộc với 5 cung nhỏ: Phòng bệnh, Chiêu ôn, Ôn tai, Ngục tù và Quan tài. Bệnh tật sẽ ập đến bất ngờ hoặc cuộc sống gặp phải tay bay vạ gió khi gia chủ gặp cung này.
  • Cung Tể Tướng (Tốt): Đây là cung cuối cùng với tên gọi khác Bác bời thổ cuộc gồm 5 cung nhỏ: Đại tài, Thi thơ, Hoạnh tài, Hiếu tử và Quý nhân. Gia chủ gặp cung Tể tướng thì mọi mặt hanh thông, luôn gặp may mắn, con cái giỏi giang.

Hầu hết mọi người sau khi phát hiện sai phạm đều có tâm lý lo lắng, bất an. Cũng từ đó mà làm ảnh hưởng đến nhiều việc khác, họ dần đánh mất đi mục tiêu ban đầu. Tâm lý có bệnh vái tứ phương, ai bảo gì đều nghe theo cũng xuất hiện từ đây. Kết quả cuối cùng cuộc sống của họ bị đảo lộn, mọi thứ rối tung lên.

Do đó, trước tiên gia chủ phải giữ cho mình được sự bình tĩnh, một cái đầu lạnh để suy nghĩ thấu đáo. Tiếp theo đó là xác định mức độ sai phạm và các hậu quả để lại. Có sai phạm khắc phục rất tốn kém nhưng có sai phạm chỉ cần một vài động tác nhỏ là hóa giải được. Các sai phạm tốt nhất nên được khắc phục triệt để khi đã phát hiện ra. Cách khắc phục thường có 2 phương án là đục bớt đi hoặc bổ sung thêm vào. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của bạn mà điều chỉnh sao cho có được kích thước phù hợp, chuẩn phong thủy nhất.

Cách xem thước lỗ ban online chuẩn nhất

Kéo và di chuyển thước đến một con số mà bạn muốn sử dụng. Trên thước được chia làm những vạch có màu đỏ và màu đen. Khi đo nếu kích thước rơi vào vạch đỏ là tốt và nếu rơi vào vạch đen tức là xấu. Nhưng có một điều đặc biệt lưu ý, do thước lỗ ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, (tức là khi đo 1 kích thước ở 1 vị trí sẽ rơi vào 2 vạch – 2 cung, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ ”ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác“ không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này.

Nhưng để được thuận lợi ngay từ ban đầu ”có kiêng có lành”, ta nên cố gắng đưa về con số đỏ cả trên và đỏ dưới. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 82cm, nghĩa là lọt vào cung Đăng Khoa, màu đỏ / tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Khẩu Thiệt, màu đen / xấu. Để khắc phục các bạn có thể thu hẹp cửa lại từ 82 cm thành 81 cm chẳng hạn. Vì vậy bạn nên cân nhắc xem trước số lỗ ban thông thủy để đặt cửa, tránh tình trạng lọt vào cung xấu, sẽ rất khó khăn cho việc sửa chữa cửa hoặc sửa lại vách tường.

Cách xem thước lỗ ban online
Cách xem thước lỗ ban online

Lỗ Ban là ai?

Lỗ Ban, tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sống ở thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên). Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.

Lỗ Ban, tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ
Lỗ Ban, tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ

Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử, vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành.
Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.

Lỗ Ban đặc biệt yêu thích nghề mộc. Dường như đó là thứ mà khiến ông có thể kiên trì làm mỗi ngày với sự thông minh và óc nhạy bén của mình. Do vậy khi mới 15 tuổi ông đã xin đi học nghề mộc, với niềm đam mê sẵn có, ông học rất nhanh và có thể tự sáng tạo ra những công cụ tiện ích phục vụ cho đời sống môi ngày của con người.

Cùng với sự thông minh mẫn tiệp hiếm có ông tiếp tục  học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò. Ông là một thợ mộc tài ba, hay đúng hơn là một bậc thầy kiến trúc của Trung Hoa cổ đại. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, hay những người chế tạo công cụ xây dựng và nội thất, tất cả đều suy tôn Lỗ Ban làm ông tổ nghề của mình.

Có thể cho rằng một trong những nhà phát minh lịch sử đáng kính nhất mà chúng ta có là Lỗ Ban, ông là một thợ mộc, kỹ sư và nhà phát minh người Trung Quốc cổ đại. Ông được tôn sùng là vị thần của các nhà xây dựng và nhà thầu Trung Quốc.

Màu sắc và Ngũ hành trong thiết kế nội thất

Ngũ hành mạng cũng có nhiều loại, nên khi dùng màu của Mạng trùng với màu của Hành thì phải cân nhắc cẩn thận vì “lưỡng” hành là con dao hai lưỡi, tùy theo mạng mà đôi khi tốt, đôi khi lại xấu. Thí dụ: Lưỡng Kim thành khí, tức là tốt chỉ cho những người mạng kim nguyên thủy chưa chế biến như Hải Trung Kim; Sa Trung Kim; Bạch Lạp Kim. Các mạng Kim khác thì lại hóa ra “lưỡng kim, kim khuyết” tức là hai kim khí chạm nhau có thể gây sức mẻ, hư hại cho nhau. Cho nên nếu không biết chắc chắn thì tránh mặc, đeo, mang những màu cùng Mạng của mình.

Mộc

Mạng Mộc nên dùng màu xanh nước biển, đen, tím xanh. “Lưỡng mộc thành lâm”, nhiều cây thành rừng nên mạng Mộc rất hợp với màu xanh lá cây, trang sức như gỗ hóa thạch. Tránh trường hợp những Mạng hợp cùng màu của Hành sinh ra “lưỡng mộc, mộc chiết” tức là bị đổ gãy, giống như con đường công danh, sự nghiệp bị chặt đứt đôi vậy!

Mộc chế khắc được Thổ nên có thể dùng màu nâu, vàng đậm. Tuyệt đối không nên dùng màu của Kim như vàng tươi, trắng và bạc, ví như cây bị cưa, búa, rìu chặc thành khúc vậy.

Hỏa

Người mạng Hỏa nên dùng màu tương sinh, hành Mộc tức là xanh lá cây. Có thể dùng màu tương hợp đỏ, hồng, cam nhưng phải cẩn thận, “lưỡng hỏa thành viên” tức là trở thành trọn vẹn, đầy đủ, thành tựu. Nhưng quá nhiều năng lượng thì hóa ra nóng nảy, dễ gây stress, nóng tánh, lên máu, sinh mụn nhọt, lở loét, đau bao tử. Ngoài ra nên đề phòng mạng Hỏa hợp màu hành Hỏa sinh ra “lưỡng hỏa, hỏa diệt” tức bị tàn lụi, thất bại, diệt vong.

Cũng có thể dùng màu mạng Kim như vàng, trắng vì chỉ có lửa mới khống chế, nấu chảy được kim thành chất loảng mà thôi. Những màu Kim rất thích hợp cho những người mạng Hỏa thường hay bị stress.
Không nên dùng màu đen, xanh nước biển, tím-xanh (màu tím nghiêng về xanh, màu tím lạnh, là màu hành thủy).

Thổ

Mạng Thổ nên dùng màu đỏ, hồng, cam. Có thể dùng màu của hành Thổ tức là màu nâu đậm thì rất tốt vì “lưỡng thổ thành sơn” tức là thành núi, giúp địa vị được vững chắc, bảo vệ tiền tài không bị thất thoát. Nhưng cũng phải đề phòng Mạng hợp với màu hành Thổ hóa ra “lưỡng thổ, thổ kiệt” đất bị khô cằn, thể chất kiệt huệ.

Nên tránh màu hành Thủy: đen, xanh nước biển và tím xanh. Kỵ nhứt là màu xanh lá cây, cây rút chất bổ từ đất mà sống, người mạng Thổ dùng màu hành Mộc tức ngày càng suy yếu về sức khỏe, thể lực cũng như tiền tài, vật chất.

Kim

Mạng Kim tốt nhứt nên dùng màu vàng đậm đến nâu, trang sức đeo đá như gỗ hóa thạch, nâu đậm như ngọc mắt cọp. Có thể đeo đá màu trắng như hột xoàn, đá màu bạc hoặc vàng tươi, trân châu hột bẹt vì “lưỡng kim thành khí” tức là thành đồ dùng, khí cụ trở thành vật trợ giúp cho người mạng Kim đạt nhiều mục đích hữu ích, người sang càng sang thêm, người tài phát huy được tài của mình, như rồng thêm cánh vậy. Đề phòng trường hợp “lưỡng kim, kim khuyết” như thí dụ ở trên.

Nên tránh màu xanh lá cây vì chúng không đem lại lợi ích gì. Kiêng kỵ những màu hành Hỏa như đỏ, hồng, cam.

Thủy

Mạng Thủy tốt nhứt dùng màu bạc, trắng. Có thể dùng màu đen, xanh nước biển, tím xanh vì “lưỡng Thủy thành Giang” tức là dòng sông, giúp người mạng Thủy bành trướng, nhân gấp nhiều lần những gì tốt đẹp người đó đang có về vật chất cũng như tinh thần. Cũng tùy theo Mạng thuộc loại “Thủy” gì, nên tránh trường hợp Mạng và màu của Hành hợp lại thành “lưỡng thủy, thủy kiệt” tức là nước cạn, sạch hết nước, vào con đường không lối thoát ví như đánh cờ “hết nước” để đi.

Thủy có thể chế khắc được Hỏa nên cũng có thể dùng đá màu đỏ, hồng, cam. Kỵ màu vàng đậm, nâu, bởi vì đất (đê) có thể trấn áp, chận được nước, nước chảy không suông, mọi sự bế tắc ( màu tím nghiêng về đỏ hồng, màu tím ấm, là màu hành hỏa).

Ngũ Hành

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ, jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (克 – Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.

Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục,bổ – tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.

Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore … từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.

Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.

Các quy luật

Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.

Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.

Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).

Thi công nội thất chuẩn phong thuỷ

Nội Thất AB là công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế  và thi công các công trình nội thất căn hộ chung cư, nhà ở dân dụng, nhà biệt thự, nhà phố, văn phòng làm việc, showroom,… Nội Thất AB thiết kế và thi công theo nhiều phong cách, từ nội thất cổ điển đến nội thất hiện đại, từ không gian hẹp cho đến những không gian sống rộng. Với phương châm làm việc luôn hướng đến lợi ích của khách hàng và uy tín của công ty, Nội Thất AB tự tin mang đến cho khách hàng những phong cách nội thất tuyệt với nhất.